Vách đá tài khóa- góc nhìn toàn cảnh
Hôm nay chủ
đề vách đá tài khóa đang được đốt nóng trên các trang báo và là chủ đề
được toàn thế giới quan tâm. Vách đá tài khóa là thuật ngữ của chủ tịch
Fed Bernenke nói về kịch bản nếu như các nhà làm luật của Mỹ không làm
gì cả, và hai đảng của Mỹ không tìm được tiếng nói chung về chính sách
tài khóa.
Đảng Cộng Hòa tin rằng mức thuế cao hơn sẽ phá hủy nền kinh tế. Từ
năm 1990 đến nay, chưa từng có nghị sĩ nào đến từ đảng Cộng Hòa và lại
bỏ phiếu ủng hộ chính sách nâng thuế thu nhập cá nhân.
Trong khi đó, đảng Dân Chủ lại tin vào vai trò quan trọng của các
chương trình chăm sóc sức khỏe và lương hưu cho người già. Lần cuối cùng
chế độ lương hưu bị phớt lơ là vào năm 1983. Kể từ đó đến nay, các
chính trị gia đã bổ sung thêm nhiều chương trình bất chấp chi phí chăm
sóc sức khỏe tăng lên và dân số già đi.
Từ khi khủng hoảng tài chính xảy ra, nước Mỹ đã đưa ra những chính
sách tài khóa ngắn hạn khá nhạy cảm. Xoa dịu khủng hoảng bằng các gói
kích thích và nới lỏng chính sách tài khóa, Mỹ cũng đã hỗ trợ được sự
hồi phục của nền kinh tế.
Năm 2011, đảng Cộng Hòa chủ trương trong mười năm tới phải giảm chi
600 tỉ USD và tăng thu 800 tỉ USD. Về tăng thu, đảng Cộng Hòa đề nghị
không thay đổi thuế suất, tức là không tăng thuế mà cải tổ chế độ thuế
vụ để tránh quá nhiều lỗ hổng gây thất thu và là mối lợi bất chính của
các doanh nghiệp lớn.
Các bên đã không đạt được thoả thuận, vì đảng Dân chủ đồng ý giảm chi
600 tỉ USD nhưng lại muốn tăng thu 1.200 tỉ USD thay vì 800 tỉ USD như
đảng Cộng Hòa đề nghị. Điểm khác biệt nữa là bên Dân chủ đòi tăng thuế
các hộ có lợi tức hàng năm từ 250.000 USD trở lên.
Phần thứ nhất của vách đá tài khóa là các vấn đề về thuế mà chính phủ
liên bang phải đối đầu. Lý do là vì năm 2010 các chính trị gia đã không
thoả hiệp được về các luật cắt thuế của Tổng thống Bush. Họ hoãn lại
hai năm, để vấn đề này thành một đề tài tranh cử năm nay.
Ngoài
ra, các bên còn đồng ý với nhau, nếu đến cuối năm 2012 mà hai bên vẫn
không thoả hiệp được, thì sang năm 2013 tất cả mọi người sẽ phải đóng
thuế nhiều hơn. Mọi người đi làm sẽ phải đóng thêm 2% lương của mình
vào quỹ hưu bổng. Một gia đình lương 50.000 USD một năm sẽ phải đóng
thêm 2.000 USD thuế, những người thất nghiệp lâu sẽ mất trợ cấp.
Phần thứ hai là các vấn đề giảm chi ngân sách, cũng do Quốc hội đưa
ra trong năm 2011. Nguyên nhân là các chính khách dùng thủ tục gọi là
“sequestration”. Sequestration vốn thường dùng trong luật Thương mại, là
hành động cầm giữ một tài sản của con nợ, để chờ khi món nợ được thanh
toán thì mới thả cho tự do bán hay cầm cố tài sản bị “khấu chấp”.
Thủ tục “khấu chấp” này được áp dụng nếu Quốc hội sau khi ấn định mức
chi tiêu tổng quát rồi, nhưng khi biểu quyết các khoản chi tiêu nhỏ
trong ngân sách cộng lại thấy tổng số cao hơn con số đã được ấn định.
Thí dụ, Quốc hội ấn định tổng cộng ngân sách là 80 đồng, nhưng cộng
lại các khoản chi đã quyết định thì thấy lên tới 100 đồng. Khi đó, nếu
các đại biểu không thể đồng ý với nhau nên cắt bớt phần chi nào, thì
ngân sách sẽ tự động bị “khấu chấp”, tức tất cả các khoản chi cùng bị
giảm 20% như nhau.
Nhưng có những khoản chi bắt buộc không thể giảm, thí dụ lương bổng
của quân đội, công chức, số tiền phải trả các nhà thầu đã ký hợp đồng
dài hạn với nhà nước... Các món chi này không giảm được, thì phải giảm
các món khác. Hậu quả là nhiều bộ và cơ quan trong chính phủ sẽ bị cắt
giảm nhiều hơn 20%. Ðây là một thủ tục buộc các đại biểu quốc hội phải
đắn đo khi biểu quyết ngân sách.
Nếu hai đảng không đạt được thoả thuận, Quốc hội sẽ chấp thuận giải
pháp tạm thời: kể từ tháng 1/2013, ngân sách sẽ tự động tăng 607 tỉ USD,
trong đó có gần 400 tỉ USD lấy từ việc cắt giảm 10% các chi phí công và
hơn 200 tỉ USD thu từ tăng thuế. Nếu khả năng này xảy ra, kinh tế Hoa
Kỳ chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái, ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều khu
vực khác, đe doạ quá trình hồi phục đang còn mong manh của kinh tế toàn
cầu
Nếu vách đá tài khóa trở thành sự thật và 0 giờ ngày 1
/1/2013 sẽ là thời điểm mọi chính sách được tự động hiệu lực thì giá
vàng và bạc sẽ như thế nào?.
Dưới đây là những quan điểm của 1 số chuyên gia:
1. Nước Mỹ có quá nhiều công cụ khác để làm trung hòa tác động tiêu
cực của vách đá tài khóa nhưng trong ngắn hạn phản ứng tự nhiên của các
nhà đầu tư là bán tháo cũng như tất toán trạng thái trước ngày cuối cùng
của năm lên giá có thể đi xuống trước khi vấn đề vách đá tài khóa chính
thức hiệu lực , khi tin về vách đá tài khóa đã chiết khấu vào giá hết
thì giá sẽ lại hồi còn hồi lên đến mức nào thì còn phụ thuộc vào các
chính sách nhằm pha loãng ảnh hưởng của vách đá tài khóa đó.
2. Ngoài chính sách tài khóa nước Mỹ cũng có những công cụ khác để
điều tiết nền kinh tế như lãi xuất, các gói QE, hay việc mua trái phiếu
v.v.v.. vấn đề vách đá không quá ảnh hưởng đến giá kim loại quý mà về
lâu dài còn có phần hỗ trợ cho giá tăng lên ổn định hơn, nếu vách đá trở
thành hiện thực GDP của Mỹ có thể âm nước Mỹ sẽ rơi vào suy thoái (theo
lý thuyết) và chuyện các nhà đầu tư chuyển tiền từ các tài sản tài
chính như chứng khoán sang kim loại quý sẽ hỗ trợ cho giá kim loại.
3. Giá vàng và bạc đã không thể bứt phá trong năm 2012 là lo ngại bởi
vách đá tài khóa, và nếu khi vách đá trở thành hiện thực rồi thì lo
ngại không còn nữa, động cơ trì hoãn giá tăng đã không còn mà chỉ còn
những yếu tố hỗ trợ tăng giá như vậy bước sang những ngày đầu năm 2013
giá kim loại quý sẽ tăng
4. Với chính sách thuế thắt chặt sẽ triệt tiêu động lực sản xuất
trong khi đó tiền vẫn được bơm ra thì sự bế tắc của dòng tiền là đương
nhiên, với sự bế tắc thì chuyện dòng tiền chuyển vào kênh đầu cơ các kim
loại quý là một sự lựa chọn, giá sẽ tăng trong những ngày đầu năm 2013.
17/12/2012
Toàn cảnh vách đá tài khóa và dự báo tác động tới giá kim loại quý
12/17/2012 07:28:00 pm
dòng tiền chuyển vào kênh đầu tư kim loại quý, giá bạc, kim loại quý, vách đá tài khóa
No comments
0 nhận xét:
Post a Comment